Sinh thái học Cá_hồi

Gấu bắt cá hồi

Gấu và cá hồi

Ở Tây bắc Thái Bình Dương và Alaska, cá hồi là loài quan trọng, hỗ trợ các dạng sống hoang dã từ chim tới gấu và rái cá.[51] Cơ thể cá hồi đại diện cho sự chuyển tiếp các chất dinh dưỡng từ biển, giàu nitơ, sulfur, carbonphosphorus, về hệ sinh thái rừng.

Gấu xám Bắc Mỹ hoạt động như những kỹ sư sinh thái, bắt cá hồi và mang chúng tới các vùng cây lân cận. Tại đó chúng thải nước tiểuphân giàu dinh dưỡng và xác bị ăn dở. Đã có ước tính rằng những con gấu để lại tới nửa số cá hồi chúng bắt được trên nền rừng[52][53] với mật độ có thể lên đến 4,000 kilograms trên 1 hectare,[54] cung cấp tới 24% tổng lượng nitơ có được cho các khu rừng ven sông.[55] Những cây vân sam lên tới 500 m (1.600 ft) từ một dòng suối nơi gấu xám Bắc Mỹ bắt cá hồi đã được phát hiện có chứa nitơ có nguồn gốc từ cá hồi bị bắt.[55]

Hải ly và cá hồi

Cá hồi Sockeye nhảy qua một cái đập của hải ly

Hải ly cũng hoạt động như những kỹ sư của hệ sinh thái; trong quá trình gặm cây và làm đập, những con hải ly làm thay đổi rất mạnh hệ sinh thái của chúng. Những chiếc ao của hải ly có thể cung cấp môi trường sống thiết yếu cho cá hồi chưa trưởng thành. Một ví dụ của việc này là vào những năm sau năm 1818 tại Châu thổ Sông Columbia. Năm 1818, chính phủ Anh cho phép thực hiện một thỏa thuận với chính phủ Mỹ để cho các công dân Mỹ vào lưu vực sông Columbia (xem Hiệp ước 1818). Ở thời điểm đó, Hudson's Bay Company đã gửi lời nhắn tới những người bẫy thú để trừ tiệt tất cả động vật da có lông khỏi khu vực này trong nỗ lực để khiến nó ít thu hút những người buôn bán lông thú Mỹ hơn. Khi những con hải ly bị diệt trừ khỏi những khu vực lớn của hệ thống sông, những cuộc hành trình về quê của cá hồi sụt giảm mạnh, thậm chí khi không có sự góp mặt của nhiều yếu tố thường gắn liền với những cuộc hành trình về quê của cá hồi. Số lượng cá hồi có thể bị ảnh hưởng bởi những cái đập của hải lý bởi đập có thể:[56][57][58]

  • Làm chậm tốc độ các chất dinh dưỡng bị rửa trôi khỏi hệ thống; các chất dinh dưỡng được cung cấp bởi những con cá hồi trưởng thành lắng đọng trong suốt mùa thu và mùa hè vẫn được giữ lại tới mùa xuân cho những chú cá hồi mới lớn.
  • Cung cấp những bể nước sâu hơn nơi những con cá hồi non tránh kẻ thù ăn thịt.
  • Làm gia tăng hiệu năng sản xuất qua quang hợp và bằng cách tăng cường tính hiệu quả của vòng chuyển đổi cellulose.
  • Tạo ra các môi trường năng lượng thấp nơi những chú cá hồi non lợi dụng thức ăn vào việc tăng trưởng hơn là việc chống lại các dòng chảy.
  • Tăng cường tính phức tạp cấu trúc với nhiều hốc vật lý nơi cá hồi có thể tránh những kẻ săn mồi.

Các đập của hải lý có thể chăm sóc những chú cá hồi non tại các đầm lầy thủy triều cửa sông nơi độ mặn thấp hơn 10 ppm. Những chú hải ly xây dựng các đập nhỏ thường thấp hơn 2 foot (60 cm) trong các kênh ở vùng Myrtle. Những đập này có thể bị trào qua khi thủy triều cao và giữ nước khi thủy triều thấp. Nó cung cấp nơi trú ngụ cho cá hồi non để chúng không phải bơi trong những kênh lớn nơi chúng dễ trở thành đối tượng bị săn đuổi.[59]

Những loài ký sinh

Theo nhà sinh học người Canada Dorothy Kieser, loài ký sinh myxozoa Henneguya salminicola thường thấy trong thịt của các loài họ cá hồi. Nó đã được ghi lại trong những mẫu hiện trường của cá hồi quay trở về Đảo Queen Charlotte. Con cá phản ứng bằng cách ngăn cách ly sự nghiễm trùng do ký sinh vào một số u nang chứa dung dịch dạng sữa. Dung dịch này là một sự tập hợp một số lượng lớn loài ký sinh.

Henneguya và các loài ký sinh khác thuộc nhóm myxosporea có dòng đời phức tạp, trong đó cá hồi là một trong hai động vật chủ. Con cá nhả ra các bào tử sau khi đẻ trứng. Trong trường hợp của Henneguya, các bào tử đi vào một vật chủ thứ hai, thường là một động vật không xương sống, trong dòng suối đẻ trứng. Khi cá hồi non di cư ra Thái Bình Dương, vật chủ thứ hai nhả một loại gây lây nhiễm vào cá hồi. Vật ký sinh sau đó được mang trong con cá hồi cho tới chu ký đẻ trứng tiếp theo. Loài ký sinh myxosporea gây ra bệnh disease ở cá trout, có một vòng đời tương tự.[60] Tuy nhiên, trái với bệnh, sự phá hoại của Henneguya không có vẻ gây ra bệnh tật trong cá hồi chủ — thậm chí con cá bị nhiễm nặng thường quay về đẻ trứng thành công.

Henneguya salminicola, một vật ký sinh myxozoa thường thấy trong thịt của cá hồi ở Bờ biển phía Tây Canada, trong cá hồi coho

Theo Tiến sĩ Kieser, nhiều cuộc nghiên cứu về Henneguya salminicola đã được các nhà khoa học thực hiện tại Trạm sinh vật học Thái Bình Dương ở Nanaimo hồi giữa thập niên 1980, đặc biệt, một báo cáo tổng quan[61] phát biểu rằng "con cá có thời gian sinh trưởng ở vùng nước ngọt lâu có những sự nhiễm trùng đáng chú ý nhất. Vì thế theo thứ tự thông thường coho là loài bị nhiễm nhiều nhất tiếp đó là sockeye, chinook, chum và cá hồng." Tương tự, báo cáo nói rằng, ở thời điểm các cuộc nghiên cứu được tiến hành, các quần thể từ các hệ thống sông lớn trung và thượng ở British Columbia như Fraser, Skeena, Nass và từ các dòng suối ven biển lục địa ở phần phía nam B.C. "dường như có ít trường hợp bị nhiễm." Báo cáo cũng nói rằng "Cần nhấn mạnh rằng Henneguya, có hại về kinh tế dù nó, không gây hại từ quan điểm sức khỏe cộng đồng. Nó chỉ là một loài ký sinh ở cá không thể sống hay ảnh hưởng tới các động vật máu nóng, gồm cả con người".

Theo Klaus Schallie, Chuyên gia Chương trình Động vật có vỏ Thân mềm của Cơ quan Kiểm soát Thực phẩm Canada, "Henneguya salminicola được tìm thấy ở phía nam B.C. và cũng có ở tất cả các loài cá hồi. Trước đó tôi đã xem xét cá hồi chum hun khói có rất nhiều u nang và một số cá hồi sockeye trở về đẻ trứng tại Barkley Sound (phía nam B.C, bờ tây Đảo Vancouver) được lưu ý bởi khả năng cao bị nhiễm của chúng."

Rận biển, đặc biệt là Lepeophtheirus salmonis và nhiều loài Caligus, gồm cả C. clemensi và C. rogercresseyi, có thể gây hại dẫn đến cái chết với cả cá hồi tự nhiên và cá hồi nuôi.[62][63] Rận biển là những vật ký sinh ngoài ăn nước nhầu, máu và da, và di trú và bám vào da cá hồi hoang dã khi đang bơi tự do, ở dạng phù du, hay giai đoạn ấu trùng chân kiếm, và có thể dai dẳng trong nhiều ngày.[64][65][66] Một lượng lớn những trang trại nuôi cá hồi số lượng lớn và trong lưới ngoài biển có thể tạo ra những sự tập trung cao độ của rận biển; khi sống trong những vùng cửa sông có nhiều trại nuôi trong lưới những con cá hồi tự nhiên non rất dễ bị ảnh hưởng, và vì thế không thể sống được.[67][68] Những con cá hồi trưởng thành có thể sống sót qua môi trường có nhiều rận biển, nhưng những con cá hồi nhỏ, da mỏng di cư ra biển rất dễ bị ảnh hưởng. Trên bờ biển Thái Bình Dương của Canada, tỷ lệ cá chết do rận biển ở cá hồi hồng tại một số vùng thường trên 80%.[69]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Cá_hồi http://www.dfo-mpo.gc.ca/Library/321160.pdf http://www.nfb.ca/film/Plea_for_the_Wanderer/ http://eatlowsodium.com/osc/recipe-low-sodium-salm... http://recipes.epicurean.com/recipe_results.jsp?in... http://www.etymonline.com/index.php?term=salmon http://www.ingentaconnect.com/content/nrc/er/2004/... http://www.mensjournal.com/salmon http://www.salmonnation.com http://www.seafoodchoices.com/resources/afishianad... http://www.seafoodmonitor.com/sample/salmon.html